GIỚI THIỆU VÀ THÔNG BÁO TUYỂN SINH
ĐÀO TẠO THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC
(Thạc sĩ Tâm lý học trường học)
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh thạc sĩ tâm lý học trường học, đợt tháng 8 năm 2018
Đối tượng tuyển sinh
1. Cán bộ công tác tại các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp
2. Cán bộ công tác tại các cơ quan hành chính- sự nghiệp và quản lý Nhà nước về văn hóa, xã hội, lao động xã hội
3. Các cán bộ trong các tổ chức phi chính phủ
4. Cán bộ Tâm lý học, cán bộ nghiên cứu các chuyên ngành tâm lí - giáo dục học, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội
5. Cán bộ công tác trong hệ thống Giáo dục quốc dân
6. Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng, phù hợp, ngành gần (sau khi học bổ sung kiến thức).
Khả năng và vị trí công tác sau đào tạo
- Chuyên gia TLHĐ tại các trường học từ mầm non đến đại học và các cơ sở giáo dục- đào tạo trong cả nước
- Giảng viên tại các cơ sở giáo dục có chương trình đào tạo về TLH và các ngành liên quan
- Giảng viên/Tập huấn viên các chương trình Giá trị sống - Kỹ năng sống, chương trình trải nghiệm sáng tạo tại trường học hoặc các cơ sở và đơn vị trong cộng đồng
- Chuyên gia đánh giá, chẩn đoán và can thiệp (tham vấn, trị liệu tâm lý) tại các cơ sở và đơn vị cung ứng dịch vụ sức khoẻ tâm thần, bao gồm các bệnh viện và cơ sở y tế của chính phủ và phi chính phủ
- Chuyên gia nghiên cứu, đánh giá, thực hiện, và tư vấn cho các đề án/dự án liên quan đến an sinh và giáo dục dành cho trẻ em và thanh thiếu niên
- Quản lý và giám sát các trung tâm/cơ sở cung cấp dịch vụ Tâm lý học ứng dụng
- Nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu; cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức phi chính phủ
Chương trình và phương pháp đào tạo
Phát triển trên cơ sở tiếp nối chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học trường học đầu tiên ở Việt Nam với sự hỗ trợ của Unicef và trường Đại học Saint John (Hoa Kỳ) từ năm 2008
Chương trình được chuyên gia CASP-I hướng dẫn xây dựng, phương pháp đào tạo hiện đại, cập nhật, đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo của Hiệp hội Tâm lý học trường học Quốc tế (ISPA) và Hiệp hội các nhà TLHTH Hoa Kỳ (NASP).
Mỗi môn học đều có chuyên gia Hoa Kỳ và các nước hỗ trợ xây dựng và giám sát với trình độ chuyên môn ở cấp chuyên gia cả về lý luận cũng như thực hành nghề. Đảm bảo mỗi học viên thực hành đủ 1200 giờ trong các lĩnh vực đánh giá, sàng lọc, phòng ngừa, tham vấn, tư vấn, trị liệu, hướng nghiệp, … tại cơ sở với hình thức giám sát chuyên môn bậc cao với chuyên gia trong nước và quốc tế.
Các môn học được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thực tế của người học và sử dụng những phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại cùng hệ thống các tài nguyên phục vụ giảng dạy và Tài liệu và học liệu cả tiếng Anh và tiếng Việt luôn cập nhật
Mạng lưới cơ sở thực hành đa dạng với hệ thống các phòng TLHĐ, các cơ sở cung cấp dịch vụ TLH cho cộng đồng, các bệnh viện, các tổ chức phi chính phủ thuộc mạng lưới cộng tác lâu năm với Khoa TL- GD, ĐHSPHN.
Giảng viên đào tạo
- Đội ngũ giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục có năng lực và kinh nghiệm đào tạo trình độ cử nhân Tâm lý học (định hướng Tâm lý học học đường) đầu tiên ở Việt Nam đến nay đã được 10 năm.
- Chuyên gia của Hoa Kỳ và các nước hỗ trợ xây dựng, giám sát với trình độ chuyên môn bậc cao cả về lý luận cũng như thực hành nghề.
- Đội ngũ giảng viên và giám sát chuyên môn là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, các giảng viên được đào tạo và thực hành tại các cơ sở giáo dục và dịch vụ có uy tín trong nước cũng như quốc tế như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Australia, Liên Bang Nga, Philippines, Pháp, …
Điều kiện dự thi
Môn thi đầu vào
1. Ngoại Ngữ
2. Tâm lý học phát triển
3. Triết học
Nhóm ngành tuyển sinh phù hợp
Ngành đúng và phù hợp:
- Tâm lý học/ Tâm lý học trường học
- Tâm lý- giáo dục học
- Công tác xã hội
Ngành gần
Nhóm ngành 1
|
Môn bổ sung kiến thức
|
Số tiết
|
- Các ngành thuộc về khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
(Giáo dục đặc biệt, Sư phạm Tiểu học, Sư phạm mầm non…)
- Các ngành thuộc khối ngành Khoa học xã hội và hành vi
|
1. Nhập môn Tâm lý học trường học
2. Các lý thuyết tham vấn và trị liệu tâm lý
3. Nhập môn tham vấn trong tâm lý học trường học
4. Nhập môn tư vấn trong tâm lý học trường học
5. Phát triển chương trình phòng ngừa và can thiệp toàn trường cho học sinh
|
30
30
30
30
30
|
Nhóm ngành 2
|
Môn bổ sung kiến thức
|
Số tiết
|
- Các ngành thuộc Khoa học nhân văn
|
Học bổ sung các môn trong nhóm 1 và thêm hai môn sau:
1. Đại cương đánh giá và đo lường trong tâm lý học trường học
2. Giám sát trong tâm lý học trường học
|
30
30
|
Tham khảo thêm tại
Website chính thức của Khoa Tâm lý- Giáo dục : tlgd.hnue.edu.vn
Trang Tư vấn Tâm lý giáo dục: https://www.facebook.com/PAICT.vn/
Liên hệ tư vấn: TS. Nguyễn Thị Nhân Ái – 0983632197
Hoặc Văn phòng Khoa Tâm lý- Giáo dục: (024) 37547098
Tải thông báo bản Word
Tải thông báo bản PDF
Thông báo mới của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội về tuyển sinh tại Hà Nội và Thành phố HCM