BỘ MÔN LÝ LUẬN GIÁO DỤC

BỘ MÔN LÍ LUẬN GIÁO DỤC

1. GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÔN

          Với tư cách là một bộ môn khoa học giữ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp đào tạo người thầy giáo giảng dạy nghiệp vụ trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Sư phạm và những chuyên gia Tâm lí học, Giáo dục học, tổ Lí luận và Lịch sử giáo dục được hình thành từ năm 1965. Trách nhiệm nặng nề, vị trí quan trọng trong những năm khai phá, tìm tòi và xây dựng đã được các Giáo sư uyên thâm, dày dạn kinh nghiệm đảm nhận là thầy Nguyễn Hữu Tảo, thầy Nguyễn Lân.

          Đường vào khoa học đầy khó khăn gập ghềnh, dù ở trên một lĩnh vực khoa học mới được khai phá, lực lượng cán bộ chưa được chuẩn bị, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tài liệu, sách vở nước ngoài còn quá ít ỏi, giáo trình chưa có, nhưng với tấm lòng tha thiết của những người thầy giáo vì một nền giáo dục mới “nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam – nền giáo dục của một nước độc lập”, thầy Tảo, thầy Lân đã cùng với những cộng sự của mình từng bước khắc phục mọi khó khăn. Những người thầy giáo tràn đầy nhiệt huyết có tư tưởng chính trị kiên định, đạo đức trong sáng, chuyên môn sâu sắc, nghiệp vụ sư phạm vững vàng như Cố Giáo sư Hà Thế Ngữ, thầy Vũ Văn Thái, thầy Hoàng Hữu Xứng, thầy Nguyễn Văn Khánh, cô Nguyễn Thị Đoan…

           Phát huy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm bồi dưỡng lớp kế cận “Người đi trước rước người đi sau”, Tổ Lí luận và Lịch sử giáo dục ngày càng phát triển về đội ngũ cán bộ giảng dạy được đào tạo chính quy ở trong nước và ngoài nước như: Vũ Thị Huê, PGS.TS. Hà Nhật Thăng, PGS.TS. Phạm Khắc Chương, GVC. Hà Trung Chính, GVC. Trần Quang Cấn, PGS.TS. Nguyễn Văn Lê, GVC. Nguyễn Văn Diện, TS. Lê Tiến Hùng, ThS.GVC Lê Thị Hồng An, TS. Phan Thanh Long, ThS. Hồ Thị Nhật, ThS. Vũ Bá Tuấn… đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy cho sinh viên chuyên khoa và các khoa cơ bản trong toàn trường trong suốt 45 năm qua.

          Nhận thức được vị trí và vai trò của mình là một tổ bộ môn được ra đời sớm nhất trong ngành Sư phạm không những có nhiệm vụ đào tạo giáo viên nghiệp vụ có trình độ Cử nhân mà còn có trọng trách bồi dưỡng những chuyên gia giáo dục có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ trong cả nước, nhiều thầy cô trong bộ môn Lí luận và Lịch sử giáo dục đã cần cù, miệt mài lao động nêu cao tinh thần “học không biết chán, dạy người không biết mệt mỏi” nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên theo sát với yêu cầu thực tiễn của xã hội. Song song với công tác giảng dạy trên lớp cho hàng nghìn sinh viên trong mỗi khóa, việc cải tiến chương trình, viết sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, dịch thuật, nghiên cứu khoa học… đã đem lại những thành tích khả quan, sớm khẳng định được vị trí xứng đáng, khả năng to lớn của bộ môn khoa học tuy còn non trẻ ở nước ta những rất sung mãn, rất cần thiết để kết hợp thành công với các môn khoa học nhân văn khác trong sự nghiệp đào tạo giáo dục thế hệ trẻ nói chung, những thầy giáo trong nhà trường XHCN nói riêng. Usinxki  đã viết: Nếu ta có hệ Y học và hệ Kinh tế tài chính mà không có hệ Giáo dục học, như thế là ta quá coi trọng thân thể và tiền bạc mà coi thường đạo đức và giáo dục. 45 năm xây dựng và trưởng thành, bộ môn Lí luận giáo dục đã đạt được những thành tích đáng khích lệ:

  Về công tác đào tạo, hàng năm, Bộ môn đảm nhận giảng dạy nhiều phân môn như: Giáo dục học đại cương; Lí luận giáo dục; Lịch sử giáo dục thế giới; Lịch sử giáo dục Việt Nam; Giáo dục gia đình; Giáo dục môi trường; Giáo dục lại; Giáo dục dân số; Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản… cho sinh viên chuyên khoa từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Đồng thời, cùng với tổ Lí luận dạy học tham gia giảng dạy môn Giáo dục học -  với tư cách là môn Nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên năm thư hai, thứ ba của các khoa cơ bản trong toàn trường.

          Hiện tại, Bộ môn có nhiều học viên Cao học và Nghiên cứu sinh. Đến nay, Bộ môn đã và đang đào tạo được hơn 100 Thạc sĩ. Các hướng đào tạo chính trong chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ rất đa dạng: Giáo dục học đại cương; những nguyên lí và cơ sở của giáo dục học; Những nguyên lí cơ bản về quản lí giáo dục; Những nguyên lí của giáo dục phát triển; Lịch sử giáo dục thế giới; Lịch sử giáo dục Việt Nam; Giáo dục quốc tế và giáo dục so sánh; Quá trình giáo dục toàn diện (giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và hướng nghiệp, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường, giáo dục đa văn hóa và giáo dục quốc tế, giáo dục vì hòa bình…); Tài chính giáo dục; Kinh tế học giáo dục; Những vấn đề giáo dục hiện đại; Giáo dục phổ cập; Giáo dục Sư phạm (đào tạo và bồi dưỡng giáo viên); Giáo dục người lớn và giáo dục tiếp tục; Giáo dục suốt đời; Giáo dục từ xa; Giáo dục qua mạng và học tập điện tử; Nghiên cứu giáo dục trong nền kinh tế thị trường XHCN;  Phân tích chính sách, quản lí và phát triển chương trình giáo dục.

           Bên cạnh đó, Bộ môn còn tham gia đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và Lịch sử giáo dục và Quản lí giáo dục. Trong số hơn 110 Tiến sĩ được đào tạo tại Khoa Tâm lí – Giáo dục học, các giảng viên của bộ môn đã tham gia hướng dẫn khoa học, góp ý cho các nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu. Nhiều luận án Tiến sĩ đã bảo vệ thành công.

 Cùng với nhiệm vụ đào tạo, Bộ môn còn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghiệp vụ quản lí giáo dục cho giáo viên các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các cán bộ quản lí giáo dục, mở rộng quan hệ đào tạo với các cơ sở ngoài trường, như các lớp Cao học, tại chức, từ xa cho một số trường Đại học và các tỉnh.

Về biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, các thành viên của bộ môn (cả trước đây và hiện nay) với tư cách độc lập hay đồng tác giả, chủ biên hay tham gia đã biên sọan hàng trăm đầu sách và tài liệu, được các nhà xuất bản: Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, Sự thật, Thanh niên, Phụ Nữ… in ấn và phát hành.

Có thể kể ra một số giáo trình, tài liệu điển hình là: Giáo dục dân số; Giáo dục học đại cương; PGS.TS. Phạm Khắc Chương với các chuyên khảo:Giáo dục gia đình; Đạo đức học cho các trường CĐSP và phục vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên PTCS – PTTH chu kì 1993 – 1996 – 1997 - 2000 (NXB Giáo dục, 2001); Rèn đạo đức và ý thức công dân (NXB ĐHSP, 2003);Chỉ nam nhân cách học trò ( NXB Thanh Niên, 2002); Gia đình và những tình huống giáo dục (NXB Thanh Niên, 2004); giáo trình Lịch sử giáo dục Việt Nam (Bùi Minh Hiền, NXB ĐHSP, 2004); Nguyễn Văn Diện với những công trình: Giáo dục học hiện đại (NXB ĐHSP, 2004), đồng tác giả với Phạm Khắc Chương: Làm thế nào để phát triển trí lực của trẻ trong gia đình (NXB Thanh Niên, 2004); tác giả Trần Quang Cấn: Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục đào tạo (NXB ĐHSP, 2003), Giáo trình kĩ thuật nghiệp vụ hành chính (NXB ĐHSP, 2004); Lê Thị Hồng An tham gia viết giáo trình Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản (NXB ĐHSP, 2004), Giáo dục dân số và môi trường (NXB ĐHSP, 2004); tác giả Trần Thị Bích Liễu: Hệ thống bài tập thực hành hình thành kĩ năng quản lí cho hiệu trưởng trường mầm non và cuốn Quản lí dựa vào nhà trường – con đường nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục; Tiến sĩ Phan Thanh Long chủ biên một số giáo trình dành cho sinh viên chuyên khoa Tâm lí – Giáo dục học như:  Lí luận giáo dục, (NXB ĐHSP Hà Nội, 2006) ,  Những vấn đề chung của giáo dục học,(NXB ĐHSP Hà Nội, 2008);

 Một số khác là loại sách nghiên cứu, phần lớn là những sách có ý nghĩa phổ biến kiến thức khoa học như: “ Giải pháp tình huống giáo dục gia đình”, “Ông bà, bố mẹ trong gia đình”, “142 tình huống giáo dục gia đình”, “Dạy con nên người”, “J.A Comenxki – nhà sư phạm lỗi lạc”, Phạm Khắc Chương, Hồ Thị Nhật đồng tác giả cuốn “J.A Comenxki – Cha đẻ của Giáo dục hiện đại”( NXB Thanh Niên, 2010).

  Về tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, noi theo những tấm gương miệt mài nghiên cứu khoa học của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, thầy Nguyễn Lân – người Chủ nhiệm khoa – Tổ trưởng Bộ môn đầu tiên đã suốt đời lao động nghiên cứu khoa học Giáo dục không biết mệt mỏi, quên cả tuổi già cho ra đời hàng chục công trình, tác phẩm đồ sộ, các thế hệ PGS. TS, giảng viên trong tổ đã cố gắng hết sức mình tham gia hoặc chủ trì nghiên cứu nhiều đề tài từ cấp Nhà nước, cấp Bộ đến cấp Trường. Nhiều đề tài đã được nghiệm thu đạt chất lượng tốt và được đánh giá cao bởi ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn cao.

Nhiều nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực của các cán bộ trong Tổ đã được đăng tải trên các tập chí chuyên ngành: Giáo dục, Nghiên cứu giáo dục, Phát triển giáo dục, Thông tin Quản lí giáo dục, Thông tin Khoa hoc giáo dục, Tâm lí học, Tạp chí Dạy học ngày nay...

Cùng với hoạt động nghiên cứu khoa học, Bộ môn đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học với nước ngoài trong việc đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy. Nhiều cán bộ trong tổ đi dự hội thảo khoa học, hợp tác khoa học nâng cao hiệu quả chuyên môn, ngoại ngữ. Một số chuyên gia nước ngoài (Hoa Kì, Niu Dilân) đến nói chuyện chuyên đề. Một số thầy cô đi nghiên cứu chuyên đề ở nước ngoài như PGS.TS. Phan Thanh Long đi Mỹ,…

Trên đây là bức tranh khái quát về Bộ môn Lí luận và Lịch sử giáo dục. Phấn khởi trước những thành tích đáng tự hào nhưng đồng thời mỗi người đều phải thấy những nhược điểm và tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới (ổn định cơ cấu tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu đào tạo của Tổ, đảm bảo sự kế cận trong chuyên môn…) 

 Các hướng nghiên cứu chính trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học của bộ môn:

- Kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục, kinh nghiệm giáo dục các nước phát triển. ( PGS.TS. Phan Thanh Long)

- Giáo dục học đại cương (Th.S. Lê Xuân Phán, Th.S. Vũ Bá Tuấn; Th.S. Hồ Thị Nhật; Th.S. Đàm Thị Vân Anh, Th.S. Trần Thị Cẩm Tú)

- Lý luận giáo dục (Th.S. Lê Xuân Phán, Th.S. Đàm Thị Vân Anh).

- Lịch sử giáo dục (Th.S. Lê Xuân Phán, Th.S. Hồ Thị Nhật).

    -  Giáo dục gia đình (Th.S. Lê Xuân Phán, Th.S. Đàm Thị Vân Anh).

 - Giáo dục lại (Th.S. Vũ Bá Tuấn)

     - Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản (Th.S. Vũ Bá Tuấn, Th.S. Đàm Thị Vân Anh).

     - Giáo dục đại học (Th.S. Vũ Bá Tuấn).

     - Đánh giá giáo dục (Th.S. Vũ Bá Tuấn, Th.S. Hồ Thị Nhật).

     - Giáo dục học phổ thông (Th.S. Hồ Thị Nhật, Th.S. Trần Thị Cẩm Tú).

    - Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục (Th.S. Hồ Thị Nhật).

    - Giáo dục kỹ năng sống (Th.S. Hồ Thị Nhật, Th.S. Đàm Thị Vân Anh, Th.S. Trần Thị Cẩm Tú).

    - Giáo dục giá trị sống (Th.S. Đàm Thị Vân Anh, Th.S. Trần Thị Cẩm Tú, CN. Nguyễn Thúy Quỳnh).

    - Giáo dục đạo đức (CN. Nguyễn Thúy Quỳnh).

2. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA CÁN BỘ ĐƯƠNG NHIỆM CỦA BỘ MÔN LÍ LUẬN GIÁO DỤC.

1. Họ và tên: Vũ Lệ Hoa

Ngày sinh: sinh ngày 12/5/1966

Học hàm, học vị: PGS. Tiến sĩ

Chức vụ hiện nay: Trưởng bộ môn

Email: lehoa_tlgd@yahoo.com

2. Họ và tên: Hồ Thị Nhật

Ngày sinh: 09/12/1980

Học hàm, học vị: Thạc sĩ .

Quá trình công tác tại khoa: Từ 09/2002 đến nay.

Chức vụ hiện nay: Giảng viên, đang làm NCS tại Úc

Email:                  thesmallsun2004@ yahoo.com

                         nhathothi@gmail.com

 3. Họ và tên: Vũ Bá Tuấn

Ngày sinh: 03/12/1979.

Học hàm, học vị: Thạc sĩ.

Quá trình công tác tại khoa: Từ 10/2002 đến nay.

Chức vụ hiện nay: Giảng viên, Tổ trưởng Công đoàn Tổ LLGD

Email:        batuanhp2002@yahoo.com

 4. Họ và tên: Lê Xuân Phán

Ngày sinh: 26/12/1981.

Học hàm, học vị: Tiến sĩ.

Quá trình công tác tại khoa: Từ 01/2005 đến nay.

Chức vụ hiện nay: Giảng viên, Bí thư chi bộ

          Email:        lexuanphan_81@yahoo.com.

    5. Họ và tên: Đàm Thị Vân Anh

Ngày sinh: 18/07/1980.

Học hàm, học vị: Thạc sĩ.

Quá trình công tác tại khoa: Từ 09/2006 đến nay.

Chức vụ hiện nay: Phó Trưởng Bộ môn-Chủ tịch công đoàn Khoa

          Email:        dtvananh80@yahoo.com.            .

6. Họ và tên: Trần Thị Cẩm Tú

Ngày sinh: 11/08/1985.

Học hàm, học vị: Tiến sĩ.

Quá trình công tác tại khoa: Từ 10/2007 đến nay.

Chức vụ hiện nay: Giảng dạy  

          Email:        vum118@yahoo.com.

7. Họ và tên: Nguyễn Thúy Quỳnh

Ngày sinh: 03/03/1985.

Học hàm, học vị: Thạc sĩ

Chức vụ hiện nay: CBGD, Trợ lý

Quá trình công tác tại khoa: Từ 09/2009 đến nay.

          Email:        quynh_tl85@yahoo.com.


Source: 
04-04-2014
Tags