BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÔN

Tổ Tâm lý học đại cương

Tiền thân của bộ môn là Tổ Tâm lý học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, được thành lập từ năm 1965, do GS.VS. Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm bộ môn. Trong 47 năm qua cùng với sự phát triển của Trường, Khoa, bộ môn Tâm lý học đại cương cũng không ngừng trưởng thành và phát triển. Các công việc bộ môn đảm nhiệm ngày càng phong phú, đa dạng. Mối quan hệ của bộ môn với các cơ quan trong và ngoài ngành cũng ngày càng mở rộng.

Về công tác đào tạo, Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy cho hệ cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ:

+ Đối với đào tạo cử nhân gồm có: giảng dạy cho sinh viên chuyên khoa với các chuyên đề: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học quản lý, Tâm lý học giao tiếp, Khoa học giao tiếp, Tâm lý học quản trị kinh doanh, Đánh giá và can thiệp nhân cách…; giảng dạy cho sinh viên khoa cơ bản với các môn: Tâm lý học, Kỹ năng giao tiếp, Giao tiếp sư phạm; giảng dạy cho sinh viên hệ tại chức với các môn:Tâm lý giáo dục, Quản lý giáo dục

+ Đối với đào tạo Thạc sĩ gồm các chuyên ngành: Tâm lý học, Quản lý giáo dục, Giáo dục học, với các chuyên đề: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý, Khoa học chẩn đoán tâm lý, Tâm lý học quản lý,Tâm lý học tuyên truyền, Tâm lý học sáng tạo, Tâm lý học nhân cách

+ Đối với đào tạo Tiến sĩ gồm các chuyên ngành: Tâm lý học, Quản lý giáo dục, Giáo dục học.

Tổ Tâm lý học đại cương là bộ môn giữ vị trí chủ chốt trong đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ tâm lý học. Trong đó, 3/4 số NCS tâm lý học của khoa là do bộ môn hướng dẫn. Các học viên sau khi tốt nghiệp đã và đang là lực lượng chủ chốt, cốt cán của các trường đại học và các cơ quan ban ngành, viện nghiên cứu.

Về công tác nghiên cứu phục vụ đào tạo và bồi dưỡng, Bộ môn đã cùng với Khoa từng bước xây dựng và hoàn thiện mục tiêu đào tạo của Khoa từ hệ 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm với nhiều hình thức đào tạo đa dạng: chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng, ... từ quy trình đào tạo theo niên chế cho đến đào tạo theo 2 giai đoạn và chế độ học hàm, đào tạo theo tín chỉ. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cụ thể ở từng thời kì lịch sử, Bộ môn đã cùng với khoa biên soạn, triển khai và hoàn thiện với chất lượng cao một hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa thuộc các lĩnh vực. Ngoài chương trình Tâm lý học đại cương đã được giảng dạy nhiều năm, những năm gần đây bộ môn đã xây dựng và tiến hành giảng dạy cho các khoá đào tạo từ Đại học, Cao học với chuyên đề mới: Quản trị nhân sự và tổ chức, Khoa học chuẩn đoán tâm lý, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học lao động, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học sư phạm đại học, Tâm lý học quản lý và lãnh đạo, Tâm lý học trẻ chậm phát triển trí tuệ, Tâm lý học thực nghiệm, Tâm lý học sáng tạo, Tâm lý học ứng xử, Tâm lý học bệnh lý, Tâm lý học du lịch, Tâm lý học giao tiếp, Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học...

Hơn một trăm cuốn sách chuyên khảo của các cán bộ trong bộ môn đã được in và sử dụng trong các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, Trung học sư phạm trong cả nước như: Tâm lý học, Tâm lý học đại cương, Khoa học chuẩn đoán tâm lý, Tâm lý học sư phạm đại học, Tâm lý nhân cách, Trắc nghiệm tâm lý, Giao tiếp sư phạm, Tâm lý học ứng xử, Xã hội học, Tâm lý học giao tiếp, Kỹ năng giao tiếp...

Ngoài hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, phổ biến khoa học, các thầy cô trong Bộ môn còn tham gia nhiều hoạt động xã hội và công tác kiêm nhiệm. Một số thầy, cô tham gia Ban lãnh đạo Hội Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam, Chi hội tâm lý học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy phụ nữ tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiều năm Bộ môn có các thầy cô làm lãnh đạo Khoa về đảng, chính quyền, Liên chi đoàn, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Các hoạt động của Khoa đều được các thành viên của tổ tham gia nhiệt tình và với tinh thần trách nhiệm cao.

Với những thành tích và những đóng góp của Bộ môn cho sự nghiệp đào tạo của đất nước, của Trường nên chỉ 2 năm sau khi thành lập, năm 1967 Bộ môn đã phấn đấu đạt danh hiệu Tổ lao động XHCN lần thứ nhất và từ đó đến nay Bộ môn liên tục được công nhận là Tổ lao động XHCN.

Năm 1996, Bộ môn đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen có nhiều thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc (Quyết định số 257, Bằng số 02).

Năm 1998, Bộ môn đã được nhận Giấy khen của Trường Đại học sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội khen tặng về thành tích đào tạo sau đại học.

Năm học 1999 - 2000, Bộ môn đã được Trường Đại học sư phạm, Khoa Tâm lý giáo dục đề nghị Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo xét khen thưởng Huân chương lao động hạng Ba.

Năm học 2003 - 2004, bộ môn được Bộ Giáo dục và đào tạo tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2003 - 2004.

Năm 2007, bộ môn được nhận Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo thạc sỹ cho dự án đào tạo giáo viên THCS (VIE - 1718 - SF)

Năm 2010, bộ môn được khen thưởng là tập thể điển hình tiên tiến giai đoạn 2005 - 2010 (theo Quyết định số 1025/QĐ-ĐHSPHN).

Trong năm học 2004 - 2005, Bộ môn có 1 cá nhân được tặng Huân chương lao động hạng ba, 1 cá nhân được công nhận là Nhà giáo ưu tú, 1 cá nhân được công nhận là Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Năm học 2009- 2010, bộ môn có 2 cá nhân được đề nghị công nhận là Nhà giáo ưu tú.

Trong 47 năm hoạt động, bộ môn Tâm lý học đại cương đã trải qua nhiều biến động song bộ môn cũng đã cố gắng đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đào tạo của Trường, Khoa và đất nước. Dù ở đâu, làm gì mọi người trong bộ môn vẫn luôn nhớ mình là thành viên của Bộ môn Tâm lý học đại cương - Tổ lao động XHCN 25 năm - danh hiệu cao quý mà các thế hệ thành viên của Bộ môn đã dày công phấn đấu, xây dựng nên.

Phương hướng phát triển của bộ môn: tập trung phát triển các mũi nhọn nghiên cứu trong các lĩnh vực: Tâm lý học quản lý, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học giao tiếp, Tâm lý học dân số, Tâm lý học tuyên truyền để ứng dụng tâm lý học vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, công tác quản lý xã hội, quản lý giáo dục.

2. TÓM TẮT MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA CÁN BỘ ĐƯƠNG NHIỆM BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Bình

- Ngày sinh: 10/6 /1956

- Chức vụ công tác: Giảng viên

- Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

- Quá trình công tác: từ tháng 8/1977 đến nay

- E - mail: ntbinhsp@gmail.com

2. Họ và tên: Nguyễn Thị Huệ

- Ngày sinh: 2/9/1964

- Chức vụ công tác: Trợ lý sau Đại học.

- Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

- Quá trình công tác: từ tháng 12/2002 đến nay

- Email: huenguyentlgd@gmail.com

3. Họ và tên: Hoàng Anh Phước

- Ngày sinh: 16/12/1977

- Chức vụ công tác: Giảng viên-Trưởng bộ môn Tâm lý học đại cương

- Học hàm, học vị: Tiến sĩ

- Quá trình công tác: từ tháng 11/2001 đến nay

- Email: phuocsp@gmail.com

4. Họ và tên: Nguyễn Đức Sơn

- Ngày sinh: 27/11/1970

- Chức vụ công tác: Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục học

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ

- Quá trình công tác: từ tháng 3/2003 đến nay

- Email: nguyensontl@yahoo.com

5. Họ và tên: Trần Quốc Thành

- Ngày sinh: 9/9/1952

- Chức vụ công tác: Giảng viên

- Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Quá trình công tác: từ tháng 8 năm 1977 đến nay

- Email: thanhtq@hnue.edu.vn

6. Họ và tên: Nguyễn Thị Hải Thiện

- Ngày sinh: 9/10/1982

- Chức vụ công tác: Giảng viên

- Học hàm, học vị: Thạc sỹ

- Quá trình công tác: từ tháng 9/2004 đến nay

- Email: maicai09@yahoo.com.vn

7. Họ và tên: Vũ Thị Ngọc Tú

- Ngày sinh: 30/4/1979

- Chức vụ công tác: Phó trưởng Bộ môn

- Học hàm, học vị: Tiến sĩ

- Quá trình công tác: từ tháng 4/2008 đến nay

- E - mail: ngoctu304@yahoo.com.vn


Source: 
05-04-2014
Tags