BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

1. GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÔN

Tâm lý học Phát triển là một bộ môn tâm lý học chuyên ngành trong số các bộ môn của khoa Tâm lý - Giáo dục học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và phổ biến chuyên ngành khoa học này nghĩ nhiều và ý thức sâu sắc về chức năng và vai trò của nó trong các nhà trường Sư phạm, trong gia đình cũng như trong các tổ chức xã hội. Ngẫm nghĩ về sự phát triển của trẻ qua các lứa tuổi và sự tác động của người lớn, trong đó có các nhà giáo dục, một nhà tâm lý học đã bày tỏ quan điểm của mình qua những hình tượng ví von: Đứa trẻ sinh trưởng cũng như cây cỏ, có thời, có lúc. Ta không thể đảo ngược thứ tự của tiến trình ấy. Đừng vội ép buộc đứa bé sống y hệt nguời lớn. Hoa tốt, quả sẽ đẹp, không vội vàng nắn bóp cho chóng thành quả là giúp cây sinh trưởng. Nhưng bỏ qua một năng lực mới phát sinh, không giúp cho nó trưởng thành là phí một dịp dạy dỗ hết sức thuận lợi. Sắt chưa nóng đã vội bỏ lên đe, sắt nóng hôi hổi không biết rèn ngay, một người thợ rèn như vậy sao sánh với danh thợ rèn được? Đó là thái độ, cách làm xứng đáng danh hiệu người thầy giáo, làm cha mẹ, làm anh chị phụ trách.

Viện dẫn những ý tưởng trên, chúng tôi muốn dùng nó để minh họa cho chức năng của bộ môn này.

- Nghiên cứu “cái thời”, “cái lúc”, “cái tiến trình” của trẻ qua các thời kỳ, mỗi thời kỳ như vậy có những đặc trưng tâm lý gì, những yếu tố nào (tự nhiên, xã hội) tham gia, chi phối vào sự phát sinh và phát triển đó, đồng thời cũng xác định được trật tự của sự phát sinh và phát triển của chúng. Tất cả những nội dung đó là thuộc về tâm lý học lứa tuổi nói chung và tâm lý học trẻ em nói riêng.

- Nhưng không dừng ở chỗ “sắt đang nóng hôi hổi để mà rèn ngay”. Biết cách không bỏ qua những dịp thuận lợi để rèn luyện, giúp cho trẻ luyện tập những năng lực mới phát sinh để làm thuần thục chúng. Những nội dung đó là chức năng của tâm lý học sư phạm.

Vì thế, giữa tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm liên quan mật thiết với nhau, nằm trong chức năng, nội dung của một chuyên ngành khoa học tâm lý.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, chúng tôi luôn quán triệt chức năng trên ở cả ba mặt hoạt động cơ bản của người cán bộ giảng dạy đại học: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học.

Về công tác đào tạo, Bộ môn Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm đảm nhiệm các học phần: Lý luận chung về sự phát triển tâm lý trẻ em, TLH trước tuổi học, TLH lứa tuổi học sinh (nhi đồng, thiếu niên, đầu thanh niên), TLH lứa tuổi sinh viên và người lớn, TLH dạy học, TLH giáo dục, TLH nhân cách người thầy giáo. v.v...

Bên cạnh các học phần chính, bộ môn còn đảm nhiệm hàng loạt các chuyên đề như: Tâm lý học tư pháp, Tâm lý học trẻ có hành vi lệch chuẩn, Một số vấn đề hiện đại trong tâm lý học dạy học, Các thuyết về tâm lý học dạy học, Dạy học và phát triển, Tâm lý học về đánh giá và tự đánh giá, Tâm lý học giới tính, Tâm lý học trong giáo dục dân số, Tâm lý học quản lý nhà trường Tiểu học, Quản lý hành chính nhà nước, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Xã hội học giáo dục, Tâm lý trị liệu, Tư vấn giáo dục, Tâm lý học xã hội trong quản lý, Xã hội học,... Ngoài các chuyên đề đã định hình, Bộ môn đang chuẩn bị một số chuyên đề đáp ứng cho đa dạng hóa đối tượng đào tạo trong điều kiện xã hội mới và mở cửa.

Hàng năm, Bộ môn tham gia hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên làm khóa luận, học viên làm luận văn tốt nghiệp và Nghiên cứu sinh làm luận án Tiến sĩ. Bên cạnh công tác trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu, một số cán bộ của Bộ môn còn tham gia các Hội đồng quốc gia bảo vệ luận án Tiến sĩ ở trong và ngoài trường.

Thực hiện khối lượng các nhiệm vụ đào tạo trong trường không ít, Bộ môn còn tham gia đào tạo các đối tượng với các mức độ khác nhau ở ngoài trường, như các lớp Cao học, tại chức, từ xa cho một số trường Đại học và các tỉnh.

Cùng với việc vũ trang tri thức Tâm lý học lứa tuổi - Sư phạm nói riêng, văn hóa sư phạm nói chung, chúng tôi coi trọng trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp với nhiều hình thức khác nhau như: thực tập sư phạm, kiến tập sư phạm, thực hành quan sát, xây dựng chân dung tâm lý học sinh ở các bậc học khác nhau...

Về nghiên cứu khoa học, Bộ môn xem trọng công tác nghiên cứu khoa học thể hiện trên các mặt sau đây: biên sọan giáo trình, chuyên khảo, tài liệu tham khảo, tham gia các đề tài nghiên cứu từ cấp trường đến cấp bộ, các chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước và công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí, thông tin, thông báo khoa học hoặc các hội thảo khoa học.

Về biên sọan giáo trình, tài liệu tham khảo, các thành viên của bộ môn (cả trước đây và hiện nay) với tư cách độc lập hay đồng tác giả, chủ biên hay tham gia đã biên sọan hàng trăm đầu sách và tài liệu, được các nhà xuất bản: Giáo dục, Đại học và trung học chuyên nghiệp, các trường Đại học (như ĐHSP Hà Nội I, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, ĐHSP Phnômpênh, ĐHSP Viên Chăn, ĐHSP Ănggôla, Trường Đào tạo cán bộ Y tế, Hội Liên hiệp Khoa học Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...) xuất bản.

Từ tháng 10 năm 2006 tổ Tâm lý học Lứa tuổi - Sư phạm tách thành 2 tổ Tổ tâm lý học Lứa tuổi Sư phạm và tổ Tâm lý học Ứng dụng.

Các hướng nghiên cứu chính trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học của bộ môn:

+ Đổi mới đánh giá chất lượng giáo dục Tiểu học và THCS (PGS.TSKH. Nguyễn Kế Hào)

+ Giải pháp hiện đại hóa giáo dục Việt Nam (PGS.TSKH. Nguyễn Kế Hào).

+ Đặc điểm tâm lý của học sinh, sinh viên (PGS.TS. Lê Ngọc Lan)

+ Phát triển tư duy sáng tạo của học sinh THPT (PGS.TS. Phan Trọng Ngọ)

+ Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT (PGS.TS. Phan Trọng Ngọ)

+ Giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh THPT (TS. Dương Thị Diệu Hoa)

+ Tâm lý trị liệu (TS. Dương Thị Diệu Hoa)

+ Kỹ năng sống của học sinh, sinh viên (PGS.TS. Phan Trọng Ngọ, TS. Dương Thị Diệu Hoa.

2. TÓM TẮT MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN CÁN BỘ ĐƯƠNG NHIỆM CỦA BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

1. Họ và tên: Lê Minh Nguyệt

Ngày sinh: 14/04/1975

Học hàm, học vị: PGS.TS

Quá trình công tác tại khoa: Từ 12/2008 đến nay

Chức vụ hiện nay: Phó Trưởng khoa

Email: nguyet.daihocsupham@gmail.com

2. Họ và tên: Vũ Thị Khánh Linh

Ngày sinh: 20/01/1982

Học hàm, học vị: PGS. Tiến sĩ

Quá trình công tác tại khoa: Từ tháng 09/2004 đến nay.

Chức vụ hiện nay: Cán bộ giảng dạy, Bí thư Chi đoàn.

Email: vuthikhanhlinh@gmail.com

3. Họ và tên: Khúc Năng Toàn

Năm sinh: 1973

Học hàm, học vị: Tiến sĩ

Quá trình công tác tại khoa: Từ 1995 đến nay

Chức vụ hiện nay: Cán bộ giảng dạy-Trưởng bộ môn.

Email: nkhuc1@gmail.com

4. Họ và tên: Giáp Bình Nga

Ngày sinh: 20/12/1970

Học hàm, học vị: Tiến sĩ

Quá trình công tác tại khoa: Từ 1999 đến nay.

Chức vụ hiện nay: Cán bộ giảng dạy, phụ trách phòng Thực Hành.

Email: giapbinhnga@gmail.com

5. Họ và tên: Trần Văn Thức

Ngày sinh: 07/02/1980

Học hàm, học vị: Thạc sĩ, đang làm Nghiên cứu sinh tại Trung Quốc

Quá trình công tác tại khoa: Từ 09/2004 đến nay

Chức vụ hiện nay: Cán bộ giảng dạy.

Email: thuctl1@yahoo.com

6. Họ và tên: Nguyễn Phương Linh

Học hàm, học vị: Cử nhân

Chức vụ hiện nay: cán bộ giảng dạy

Email: phuonglinhpsy@gmail.com


Source: 
04-04-2014
Tags