Nội dung-Thời gian- Địa điểm chính thức của các MINI SKILLS WORKSHOP

MINI SKILLS WORKSHOP

HỘI THẢO TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG QUỐC TẾ LẦN THỨ VI

 

Thời gian: 13:00 – 16:00 ngày 02.08.2018

Địa điểm: Tầng 2,6,7 khu nhà V, Đại học Sư phạm Hà Nội

SKILL 1

§  Chủ đề: Tham vấn Tập trung vào Giải pháp ngắn gọn trong trường học: Kỹ năng Thực hành và Chiến lược.

§  Thời gian: 13:30 – 15:00

§  Địa điểm: Phòng 616 nhà V, Trường ĐHSP Hà Nội

§  Trainer: GS.TS. John J. Murphy

-       Giáo sư Tâm lý và Tham vấn của Đại học Central Arkansas (Hoa Kỳ).

-       Chuyên gia, tác giả, và là nhà đào tạo các phương pháp hợp tác và tập trung vào giải pháp với những người trẻ tuổi, người chăm sóc và trường học.

-       Chuyên gia Tư vấn/ Huấn luyện viên cho Hiệp hội Tâm lý học Bắc Mỹ (NACPA).

-       Giám đốc dự án Tâm hồn Chuyển hoá.

§  Mục đích:

Cung cấp cho các nhà tâm lý trường học và học viên khác những chiến lược thực hành dựa vào bằng chứng về Tham vấn Tập trung vào Giải pháp Ngắn gọn (Brief Solution-Focused Counseling – BSFC).

Giúp giải quyết vấn đề bằng cách dựa vào thế mạnh và nguồn lực riêng của học sinh.

§  Nội dung:

Học viên sẽ được học cách làm thế nào để xây dựng mối quan hệ hợp tác, đưa ra những câu hỏi tập trung vào sự thay đổi, và xây dựng chương trình can thiệp sáng tạo dựa trên thế mạnh và tiềm năng riêng của người học. Thông qua ví dụ minh hoạ, videos, bài tập trải nghiệm sẽ giúp người học áp dựng ngay những kỹ thuật của khoá tập huấn vào công việc hàng ngày của mình.

SKILL 2

§  Chủ đề: Kỹ năng xây dựng Lớp học Hạnh phúc dựa trên cơ sở Tâm lý học trường học

§  Thời gian: 15:15 – 16:45

§  Địa điểm: Phòng 616 nhà V, Trường ĐHSP Hà Nội.

§  Trainer: PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu

-       Thành viên Hiệp hội Nghiên cứu Tâm lý Học đường Quốc tế (IISP).

-       Thành viên Liên hiệp Phát triển Tâm lý Học đường Quốc tế (CASP-I).

-       Thành viên Hội Tâm lý học Nhân cách Thế giới (WAPP).

-       Trưởng bộ môn Tâm lý ứng dụng, Trường ĐHSP Hà Nội; và cũng là chuyên gia trong lĩnh vực này.

-       Giám đốc Quỹ Tài năng trẻ Tâm lý học – Giáo dục học thuộc Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.

-       Tư vấn và giám sát chuyên môn Tâm lý Học đường tại THCS & THPT Nguyễn Tất Thành Hà Nội, tại Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm.

-       Có kinh nghiệm trên 20 năm giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng Tâm lý – Giáo dục trong phòng ngừa, tham vấn và trị liệu cho mọi lứa tuổi.

-       PSG.TS đã và đang là chuyên gia tham vấn – trị liệu cho nhiều tổ chức, trung tâm, tổ chức phi chính phủ …; là giám sát chuyên môn của 20 phòng Tâm lý Học đường thuộc dự án “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng” do tổ chức Plan International Việt Nam triển khai.

-       Là tác giả & biên tập viên của nhiều cuốn sách, bài báo khoa học về Tâm lý học Ứng dụng, Giáo dục Đặc biệt, Giá trí sống – Kỹ năng sống …

§  Đối tượng theo học:

-       Giáo viên từ mẫu giáo đến trung học phổ thông.

-       Các chuyên viên tâm lý học đường.

-       Các nhà giáo dục.

§  Mục đích:

Cung cấp cho học viên những nguyên lý căn bản và kỹ năng thiết thực để xây dựng một lớp học hạnh phức theo quan niệm và phát hiện trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Tâm lý học trường học.

§  Nội dung:

Tập trung vào các kỹ năng cần thiết để tạo ra một môi trường lớp học với các giá trị được hiểu, được yêu thương, được tôn trọng, và được an toàn.

Học viên sẽ được quan sát, luyện tập và trải nghiệm các trường hợp cũng như các hoạt động khác nhau trong bối cảnh học đường nhằm nuôi dưỡng những giá trị này trong lớp học. Sau khó tập huấn, học viên có thể thực hành áp dụng các kỹ năng đơn giản nhất trong môi trường của mình.

SKILL 3

§  Chủ đề: Đánh giá chức năng hành vi.

§  Thời gian: 15:15 – 16:45

§  Địa điểm: Phòng 806 nhà V, Trường ĐHSP Hà Nội

§  Trainer: TS. Khúc Năng Toàn

- Tiến sĩ Tâm lý học trường học, Đại học St.John, Hoa Kỳ.

- Trưởng Bộ môn Tâm lý học Lứa tuổi và Sư phạm- Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy về Tâm lý học phát triển, Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, Rối nhiễu tâm lý và trị liệu tâm lý.

§  Đối tượng theo học:

-       Nhân viên tâm lý trường học.

-       Nhân viên tham vấn.

-       Nhân viên công tác xã hội trường học.

-       Giáo viên và các nhân viên giáo dục trong trường học.

§  Mục đích:

Nhận diện một cách hệ thống các vấn đề hành vi của học sinh; thu thập thông tin để hiểu chức năng hay ý định hành vi của học sinh, từ đó hoạch định các biện pháp can thiệp tích cực, hợp lý nhằm thay đổi hành vi.

§  Nội dung:

Khi những hành vi của học sinh gây trở ngại đối với việc học tập của bản than các em và bạn học, việc đánh giá chức năng hành vi để có những biện pháp can thiệp phù hợp là hết sức cần thiết.

Khoá tập huấn “Đánh giá chức năng hành vi” [FBA] được thiết kế tập trung hướng dẫn quy trình và các kỹ thuật cơ bản trong đánh giá chức năng hành vi.

§  Kết quả mong đợi: Người tham dự được kỳ vọng có thể:

-       Nhận diện chức năng của hành vi trong một số tình huống thực hàn

-       Nắm vững các bước trong quy trình đánh giá chức năng hành vi.

-       Nắm vững các kỹ thuật cơ bản trong xác định hành vi.

-       Thu thập và phân tích thông tin về hành vi.

-       Xây dựng giả thuyết và định hướng các biện pháp can thiệp đối với từng loại hành vi cụ thể.

SKILL 4

§  Chủ đề: Sử dụng định hình trường hợp trong Tâm lý Trị liệu.

§  Thời gian: 15:15 – 16:45

§  Địa điểm: Phòng 706 nhà V, Trường ĐHSP Hà Nội.

§  Trainer: PGS.TS. Trần Thành Nam

-       Tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng, Trường Đai học Tổng hợp Vanderbilt, Hoa Kỳ.

-       Là Trưởng khoa Các Khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

-       Là người có kinh nghiệm thực hành tại nhiều đơn vị với những chương trình khác nhau:

+ Can thiệp trị liệu tại Khoa Tâm bệnh học, Bệnh viện Nhi Trung Ương.

+ Khoa Tâm thần và Tâm lý Y học, Bệnh viên Quân Y 103.

+ Trung tâm Behavioral Health Intellectual Disability Clinic, Trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ.

+ Hiệp hội Các nhà Tâm thần học Nashville, Associated Psychiatrists of Nashville.

+ Trung tâm thực hành tâm lý tư nhân Joseph McLaughlin.

+ Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng và Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I, Thường Tín, Hà Nội.

+ Trung tâm Thông in hướng nghiệp và Tư vấn ứng dụng Tâm lý.

-       Là chuyên gia tư vấn trị liệu cho tổ chức quốc tế OPTUM tại Việt Nam.

-       Có kinh nghiệm hơn 10 năm giảng dạy bậc sau đại học các chuyên đề về Tâm bệnh học, Đánh giá tâm lý, Đánh giá năng lực trí tuệ, Lý thuyết can thiệp trị liệu, Thực hành can thiệp trị liệu những vấn đề hướng ngoại, Kỹ thuật can thiệp trị liệu tâm lý cho trẻ em.

§  Đối tượng theo học:

-       Đã có bằng cử nhân Tâm lý học chuyên ngành.

-       Đang là học viên cao học.

-       Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc đang học nghiên cứu sinh các ngành hỗ trợ tâm lý như tham vấn tâm lý, tâm lý lâm sàng, công tác xã hội.

§  Mục đích:

Nhằm hỗ trợ các nhà tâm lý trong thực hành lâm sàng, tập trung hướng dẫn quy trình xây dựng một định hình trường hợp và minh hoạ trường hợp.

§  Nội dung:

Định hình trường hợp là một công cụ trợ giúp nhà tâm lý lâm sàng dựng một hệ thống giả thuyết về nguyên nhân, những yếu tố kích hoạt, duy trì, ảnh hưởng đến những hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của một cá nhân.

Những ưu điểm chính của định hình trường hợp là: Cung cấp một liệu trình linh hoạt đáp ứng những nhu cầu đặc thù của từng trường hợp; định hướng ra quyết định trị liệu; giúp than chủ nhận ra những thay đổi; tăng cường sự thấu cảm.

Các thao tác sẽ được hướng dẫn bao gồm:

-       Phát triển danh sách vấn đề.

-       Chuẩn đoán.

-       Cá nhân hoá định hình trường hợp theo mô hình lý thuyết chung.

-       Phác thảo kế hoạch can thiệp dựa trên định hình.

SKILL 5

§  Chủ đề: Ứng dụng phương pháp Chánh niệm trong lớp học

§  Thời gian: 13:30 – 15:00

§  Địa điểm: Phòng 706 nhà V, Trường ĐHSP Hà Nội

§  Trainer: TS. Lê Nguyên Phương

Là một Tác giả - Chuyên gia Tâm lý

-       Chuyên gia tâm lý Học đường của Học khu Long Beach.

-       Từng là giảng viên thỉnh giảng của chương trình đào tạo ngành Tâm lý và Tham vấn Học đường tại Đại học Chapman và Đại học bang California , Long Beach.

-       Là chuyên gia tham vấn trong trường phái Liệu pháp Nhận thức Chánh niệm và trường phái Thân Nghiệm.

-       Nhận được giải thưởng Thực hành Tâm lý Học đường Quốc tế Kiệt xuất của Hiệp hội Tâm lý Học đường Thế giới (ISPA).

§  Người tham dự khoá học:

§  Mục đích:

Giảng viên sẽ cung cấp cũng như hướng dẫn người tham dự xây dựng những phương pháp thực hành Chánh niệm giản dị cho học sinh trong lớp học.

§  Nội dung:

Trong 20 năm qua, phương pháp Chánh niệm của Phật Giáo ngày càng được nhiều nghiên cứu cho thấy có giá trị trong việc điều hoà cảm xúc, cải thiện quan hệ, và thậm chí có khả năng chữa lành một số chứng rối loạn tâm lý.

Phương pháp này hiện nay không chỉ được truyền dạy giới hạn trong các tự viện Phật Giáo, mà nó còn được phổ cập trong nhiều môi trường khác nhau như trường học, bệnh viện, nhà tù, trại lính, trại cảnh sát … Trong trường học, phương phám này thường được áp dụng để giúp trẻ gia tăng ý thức về suy nghĩ và hành vi của mình, hoá giải những cảm xúc tiêu cực, giảm bớt những lo âu hay căng thẳng do áp lực học tập, và xây dựng một lớp học từ hoà và thân thiện.

Người tham dự sẽ được cung cấp:

-       Những kiến thức nền tảng về xuất xứ phương pháp Chánh niệm.

-       Ý nghĩa thực sự của phương pháp Chánh niệm.

-       Các yếu tố chính của việc thực hành Chánh niệm giản dị.

SKILL 6

§  Chủ đề: Đàm thoại có mục đích: Phỏng vấn hiệu quả để đánh giá.

§  Thời gian: 13:30 – 15:00

§  Địa điểm: Phòng 806 nhà V, Trường ĐHSP Hà Nội

§  Trainer: GS.TS Michael R.Hass

Chủ bút Chuyên san Khoa học – Giáo sư Đại học – Chuyên gia Tâm lý

-       Giáo sư thực hành Học thuật của chương trình đào tạo Tham vấn và Tâm lý học Trường học.

-       Phó Giám đốc của chương trình đào tạo Tiến sĩ Giáo dục với trọng tâm trong Tâm lý Học đường tại Đại học Chapman.

-       Giáo sư Nhi khoa tại Đại học California, Trường Y khoa Irvine.

-       Có hơn 25 năm kinh nghiệm là chuyên gia Tâm lý Học đường và Tâm lý Trị liệu.

-       Là nhà Tâm lý học Giáo dục, Chuyên gia Hôn nhân và Gia đình, và Tâm lý lâm sàng.

§  Nội dung:

Là tiền đề then chốt đối với mọi khía cạnh của thực hành Tâm lý Trường học.

Phỏng vấn là một kỹ năng không được quan tâm, bị phê phán so với các đánh giá hiệu lực và hữu ích.

Người học sẽ nắm được:

-       Cấu trúc cơ bản để phỏng vấn cùng với việc làm thế nào để thích ứng cấu trúc này cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ, chẩn đoán, phân loại vấn đề, tập hợp thông tin về tiểu sử ....)

-       Làm thế nào để áp dụng các chiến lược giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác với người được phỏng vấn và tăng độ tin cậy hay độ hiệu lực của dữ liệu phỏng vấn.

-       Làm thế nào để áp dụng những kỹ thuật bổ trợ như sử dụng kết quả của các thang đánh giá hành vi như là trọng tâm của phỏng vấn,  tiến hành một cuộc phỏng vấn thông thường, sử dụng nghệ thuật trong phỏng vấn và tiến hành quan sát có hệ thống trong suốt quá trình phỏng vấn (ví dụ: kiểm tra trạng thái tinh thần)

SKILL 7

§  Chủ đề: Phỏng vấn Lâm sàng: Chấn thương não.

§  Trainer: TS. Paul B.Jantz

-       Chuyên gia Tâm lý Học đường của Học khu Jordan.

-       Phó Giáo dư Tâm lý Học đường tại Đại học Texax, Hoa Kỳ.

-       Có hơn 15 năm kinh nghiệm với vai trò là Nhà Tâm lý Học đường, Chuyên gia đánh giá Sức khoẻ Tâm lý và Nguy cơ Bạo lực Học đường.

-       Ông có giấy phép thực hành quốc gia với tư cách nhà Tâm lý Học đường và chứng chỉ đạo tạo chuyên nghiệp với nghiệp vụ Cố vấn và Tư vấn Học đường.

- Ông là đồng tác giả của cuốn sách “Working with traumatic brain injury in schools: Transition, assessment, and intervention”.

-       Hiện đang là giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội theo chương trình Trao đổi Học giả Fullbright 2018 do Hoa Kỳ tài trợ.

§  Mục đích:

-       Học viên sẽ nâng cao hiểu biết về hang loạt những hậu quả thần kinh có thể gặp phải của một Chấn thương não (Traumatic Brain Ịnury – TBI).

-       Học viên sẽ nâng cao hiểu biết về những hậu quả thần kinh của Chấn Thương Não tiến triển theo thời gian như thế nào

-      Học viên sẽ phát triển kỹ năng phỏng vấn

-       Học viên cũng sẽ phát triển một hệ thống các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế nhằm khám phá lịch sử bệnh tật  của trẻ có liên quan đến Chấn Thương Não

§  Nội dung:

Những hậu quả thần kinh của một Chấn Thương Não thường không rõ ràng và có thể khó nhận biết trong môi trường giáo dục. Ngoài ra, nếu trẻ có một Chấn Thương Não trong giai đoạn trẻ nhỏ hay tuổi mẫu giáo, khi bước vào trường học cha mẹ có thể không nghĩ rằng việc nói với nhà trường về tổn thương này của trẻ là quan trọng. Để giúp trẻ bị Chấn Thương Não được chẩn đoán đúng đắn và can thiệp phù hợp, điều quan trọng là nhà tâm lý trường học cần phải hỏi những câu phù hợp. Khóa tập huấn này sẽ giúp nhà tâm lý học trường học có kiến thức và một số bí quyết thực hiện phỏng vấn lâm sàng tập trung vào chứng Tổn Thương Não.

-----------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Ban Tổ chức Hội thảo:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội

      Ms.Lê Minh Nguyệt

      Điện thoại: 0912 056 435

      Email: nguyet.daihocsupham@gmail.com

      Công ty TNHH Anbooks

      80 – 90 Ký Con, Quận 1, Tp.HCM

      Ms.Ngô Phương Thảo

      Điện thoại: 0909 150 909

      Email: phuongthao.ngo99@gmail.com


Source: 
26-07-2018
Tags