Skip to main content

Cử nhân Tâm lý học trường học

Chuẩn đầu ra

Tổng quan

Loại hình đào tạo

Chính quy

Thời gian đào tạo

Bốn năm

126

Tín chỉ

Mục tiêu

Đào tạo cán bộ hàng đầu về Tâm lí trường học, có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp tham vấn, tư vấn cho các đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục mầm non phổ thông, dạy nghề, đại học; tại các trung tâm tham vấn, bệnh viện. Có những phẩm chất phù hợp với bối cảnh xã hội như yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên, yêu nghề, yêu học sinh, ý thức tự học và các phẩm chất đạo đức đặc trưng nghề nghiệp như trách nhiệm, trung thực. Có năng lực tự chủ, hợp tác, tư duy phản biện và sáng tạo của con người thế kỉ 21. Có năng lực tổ chức và tiến hành các dịch vụ về tham vấn, tư vấn tâm lý cũng như các lĩnh vực tâm lý học ứng dụng khác cho các cá nhân và tổ chức xã hội theo nhu cầu. Có năng lực giảng dạy và nghiên cứu Tâm lý học trường học trong các cơ sở đào tạo cán bộ Tâm lí học, Tâm lí học trường học. Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở các trình độ cao hơn.

  • Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản, toàn diện, chuyên sâu và hiện đại về chính trị, pháp luật, khoa học xã hội, văn hoá, tâm lý học nói chung và tâm lý học trường học nói riêng.
  • Hình thành ở người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về phương pháp nghiên cứu của tâm lý học nói chung, tâm lý học trường học nói riêng.
  • Có kỹ năng sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá tâm lý của học sinh; xác định phương thức và hình thức trợ giúp, can thiệp tâm lý cho người họcở các cơ sở giáo dục khi các em gặp khó khăn về nhận thức, học tập, cảm xúc, hành vi và xã hội.
  • Có kỹ năng tham vấn, tư vấn cho các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và cho xã hội về các vấn đề liên quan đến sự phát triển tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Có kỹ năng xây dựng và thực hiện chương trình sàng lọc, phòng ngừa, can thiệp sớm cho trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Có những kỹ năng cơ bản để tổ chức các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tâm lý học nói chung và tâm lý học trường học nói riêng tại các cơ sở nghiên cứu, thực hành tâm lý học.
  • Có thái độ học tập và làm việc một cách nghiêm túc, có kế hoạch, trách nhiệm, trung thực và khoa học.
  • Thể hiện được tình yêu đối với người học, với nghề nghiệp.

Chuẩn đầu ra

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất

1.1.1. Hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước.

1.1.2. Yêu quê hương, yêu đất nước; giữ gìn và bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

1.1.3. Yêu thiên nhiên; tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

1.2.1. Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải.

1.2.2. Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; đấu tranh với các hành vi gian lận, vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

1.2.3. Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ bạn bè trong học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

1.3.1. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.

1.3.2. Có ý thức tự đánh giá để xây dựng kế hoạch cá nhân.

1.3.3. Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt khó trong học tập.

1.3.4. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

1.4.1. Tôn trọng, thừa nhận và tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh.

1.4.2. Yêu thương học sinh; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ học sinh trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống.

1.4.3. Cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh; tư vấn, hỗ trợ học sinh quyết định hướng đi của cuộc đời mình.

1.4.4. Tôn trọng, thừa nhận sự khác biệt giữa mọi người về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.

1.5.1. Nhận thức được các giá trị cốt lõi làm nền tảng cho hệ giá trị nghề trong thời đại hiện nay.

1.5.2. Miệt mài, hăng say, đam mê, nỗ lực vượt qua khó khăn trong quá trình học nghề.

1.5.3. niềm tin với nghề và những giá trị mà nghề mang lại cho cộng đồng và xã hội.

1.6.1. Ý thức được vai trò và ý nghĩa của tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với cá nhân.

1.6.2. Coi trọng việc tìm kiếm, lựa chọn những tri thức cần thiết để tự học, tự nghiên cứu suốt đời để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chính người học.

1.6.3. Nỗ lực tìm kiếm các phương pháp tự học, tự nghiên cứu phù hợp để đạt được mục đích.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chung

2.1.1. Tạo dựng được lối sống tự lực; khẳng định và bảo vệ được quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.

2.1.2. Tự điều chỉnh được xúc cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.

2.1.3. Điều chỉnh được hiểu biết, thái độ, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân để thích ứng với các yếu tố mới, hoạt động mới, môi trường sống mới.

2.1.4. Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới cũng như thích ứng được với các mối quan hệ xã hội.

2.1.5. Hình thành và sử dụng được hệ thống kĩ năng (cơ bản và kĩ năng mềm) trong ứng xử với sự đa dạng và thay đổi.

2.2.1. Sử dụng được tiếng Việt chuẩn mực, hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày và trong hoạt động chuyên môn.

2.2.2. Xác định được mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và thái độ giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.

2.2.3. Thực hiện được các yêu cầu của giao tiếp sư phạm với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh, cán bộ quản lí các cấp và cộng đồng.

2.2.4. Thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ hợp tác trong học tập, hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống.

2.2.5. Đánh giá được hiệu quả hợp tác trong học tập và hoạt động nghề nghiệp.

2.2.6. Thực hiện được hoạt động nhóm hiệu quả.

2.2.7. Thể hiện được sự tôn trọng những khác biệt, đa dạng của cá nhân và nhóm trong giao tiếp.

2.2.8. Có những hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

2.3.1. Ý thức được sự lãnh đạo là phục vụ xã hội một cách chính đáng và chuyên nghiệp.

2.3.2. Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.

2.3.3. Xác định được nhu cầu và khả năng của người khác để thu hút, thuyết phục, dẫn dắt và tổ chức trong công việc.

2.4.1. Đưa ra được ý tưởng mới.

2.4.2. Xác định được tình huống có vấn đề; phát hiện và làm rõ vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác.

2.4.3. Hình thành và triển khai được ý tưởng mới.

2.4.4. Đề xuất, lựa chọn được giải pháp; thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề.

2.4.5. Thiết kế và tổ chức được hoạt động; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề.

2.4.6. Đánh giá được giải pháp đã thực hiện; phản ánh được giá trị của giải pháp; khái quát hoá được cho vấn đề tương tự.

2.5.1. Có hiểu biết cơ bản về nền văn hoá dân tộc và những vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước.

2.5.2. Phát triển được văn hoá cá nhân để tạo dựng đời sống tinh thần phong phú và lối sống có văn hoá phù hợp với chuẩn mực xã hội, phù hợp với môi trường nhà trường.

2.5.3. Thiết kế và tổ chức được các hoạt động xây dựng môi trường văn hoá nhà trường để hỗ trợ, thúc đẩy học tập.

2.6.1. Có kĩ năng tư duy độc lập.

2.6.2. Phân tích và đánh giá được thông tin đã có theo cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định được tính chính xác của thông tin.

2.6.3. Lập luận phản bác có cơ sở khoa học đối với kết quả của một quá trình tư duy để xác định lại tính chính xác của kết luận.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực chuyên môn

3.1.1 Vận dụng hiệu quả các nguyên tắc đạo đức và các quy định pháp luật trong hoạt động TLHTH.

3.1.2 Phác thảo được sự khác biệt, sự đa dạng văn hoá trong đánh giá, can thiệp và tư vấn TLHTH.

3.1.3 Xác định được sự an toàn, sức khoẻ, khả năng chuyên môn và hành vi của bản thân trong hoạt động TLHTH.

3.2.1 Thiết lập và duy trì mối quan hệ tôn trọng, hiệu quả với thân chủ, bạn bè/đồng nghiệp, người giám sát và cả những đồng nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn khác.

3.2.2 Thương lượng thành công và giải quyết thỏa đáng những mâu thuẫn, khác biệt; phản hồi và tiếp nhận phản hồi hiệu quả.

3.2.3 Biểu đạt rõ ràng bằng lời nói, hành vi cử chỉ và văn bản trong giao tiếp; sử dụng thành thạo ngôn ngữ chuyên môn trong giao tiếp và trong công việc.

3.3.1. Tóm lược được về những vấn đề cơ bản của tâm lý học.

3.3.2. Giải thích được các tri thức nền tảng khoa học của các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.

3.3.3. Có kỹ năng tìm kiếm, vận dụng và đánh giá các kiến thức khoa học liên quan đến các hoạt động chuyên môn về tâm lý học đường..

3.3.4. Vận dụng thành thạo các phương pháp khoa học trong thực hành chuyên môn đánh giá công việc, các hoạt động hỗ trợ/can thiệp trong TLHTH.

3.4.1. Thu thập được đầy đủ cứ liệu, số liệu, đưa ra được các quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở thực chứng của các đánh giá, can thiệp và tư vấn tâm lý

3.4.2. Đánh giá, chẩn đoán chính xác và xác định được giải pháp cho các vấn đề về sức khỏe tâm lý học đường của những đối tượng hoặc nhóm đối tượng liên quan trong nhà trường

3.4.3. Thiết kế được các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu các vấn đề và cải thiện sức khỏe tâm lý học đường cho cá nhân, nhóm hoặc tập thể.

3.4.4. Cung cấp những hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn theo nhu cầu và mục tiêu của học sinh, cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp

4.1.1. Phổ biến kiến thức, giảng dạy và đánh giá mức độ đạt được các kiến thức và kỹ năng trong TLHTH.

4.1.2. Hướng dẫn, đào tạo, giám sát nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động chuyên môn của những người làm công tác tâm lý trường học.

4.2.1. Nhận biết và tương tác hiệu quả với mọi người thuộc các lĩnh vực dịch vụ học đường khác

4.2.2.  Tổ chức và điều phối hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ tâm lý học đường; tư vấn hệ thống.

4.2.3. Vận dụng được những hiểu biết hệ thống về xã hội, chính trị trong hỗ trợ tâm lý học đường.

4.3.1. Đọc hiểu được tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài

4.3.2. Trình bày được nội dung tâm lí học, giáo dục học bằng ngoại ngữ

4.3.3. Chuyển ngữ được các tài liệu chuyên môn và vận dụng trong thực tiễn dạy học và giáo dục.

4.4.1. Sử dụng được máy tính và các phần mềm thông dụng

4.4.2. Khai thác, tra cứu, sử dụng và quản lí được các nguồn tài nguyên thông tin

4.4.3. Sử dụng được CNTT để tự học và phát triển nghề nghiệp.

Chương trình đào tạo

HỌC KÌ I   HỌC KÌ II  
Tên học phần (Mã số) Tín chỉ Tên học phần (Mã số) Tín chỉ
Triết học Mác Lênin (PHIS 105) 3 Kinh tế chính trị Mác Lênin (POLI 104) 2
Tiếng Anh 1-A1 (ENGL 103) 3 Chủ nghĩa XHKH (POLI 106) 2
Tiếng Anh 1-A2 (ENGL 104) 3 Tiếng Anh 2 - A1 (ENGL 105) 3
Tiếng Pháp 1 (FREN 104) 3 Tiếng Anh 2 - A2 (ENGL 106) 3
Tiếng Trung 1 (CHIN 105) 3 Tiếng Pháp 2 (FREN 106) 3
Tiếng Nga 1 (RUSS 105) 3 Tiếng Trung 2 (CHIN 106) 3
Tâm lý học giáo dục (PSYC 101) 4 Tiếng Nga 2 (RUSS 106) 3
Tiếng Việt thực hành (COMM 106) 2 Thống kê xã hội học (MATH 137) 2
Nghệ thuật đại cương (COMM 107) 2 Nhập môn Khoa học Xã hội và Nhân văn (COMM 103) 2
Tin học đại cương (COMP 103) 2 Nhân học đại cương (COMM 108) 2
Giáo dục thể chất 1 (PHYE 150) 1 Xã hội học đại cương (COMM 109) 2
Cơ sở văn hóa Việt Nam (COMM 105) 2 Lịch sử văn minh thế giới (COMM 110) 2
    Giáo dục thể chất 2 (PHYE 151) 1

 

HỌC KÌ I   HỌC KÌ II  
Tên học phần (Mã số) Số tín chỉ Tên học phần (Mã số) Số tín chỉ
Lịch sử Đảng (POLI 204) 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI 202) 2
Giáo dục thể chất 3 (PHYE 250) 1 Nhập môn tâm lý học trường học (PSYC 237) 3
Giáo dục thể chất 4 (PHYE 251) 1 Tâm lý học xã hội (PSYC 417) 2
Sinh lí học hoạt động thần kinh (BIOL 157) 2 Nhập môn Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên (PSYC 257) 3
Tâm lý học đại cương (PSYC 121) 3 Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống (PSYC 254) 3
Tâm lý học nhân cách (PSYC 351) 3 Tiếng Anh chuyên ngành (PSYC 255) 2
Giáo dục học phổ thông (PSYC 313) 3    
Tâm lý học phát triển (PSYC 352) 3    
HỌC KÌ I   HỌC KÌ II  
Tên học phần (Mã số) Số tín chỉ Tên học phần (Mã số) Số tín chỉ
Đại cương đánh giá và đo lường trong tâm lý học trường học (PSYC 334) 3 Tư vấn giới tính và SKSS (PSYC 256) 2
Nhập môn tư vấn trong tâm lý học trường học (PSYC 338) 4 Đánh giá nhân cách trong tâm lý học trường học (PYSC 335) 3
Nhập môn tham vấn trong tâm lý học trường học (PSYC 349) 4 Đánh giá trí tuệ trong tâm lý học trường học (PSYC 336) 3
Các phương pháp nghiên cứu trong TLH trường học (PSYC 322) 3 Phát triển chương trình phòng ngừa toàn trường cho học sinh (PSYC 355) 3
Tâm lý học lao động sư phạm (PSYC 343) 3 Hỗ trợ tâm lý cho học sinh có khó khăn học tập và quan hệ xã hội (PSYC 347) 3
HỌC KÌ I   HỌC KÌ II  
Tên học phần (Mã số) Số tín chỉ Tên học phần (Mã số) Số tín chỉ
Can thiệp khủng hoảng trong học đường (PSYC 458) 3 Thực tập nghề nghiệp I 4
Hỗ trợ tâm lý học đường cho trẻ khuyết tật và trẻ chậm phát triển (PSYC 481) 3

Thực tập nghề nghiệp II

6
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường học (PSYC 463) 3 Khóa luận (PSYC 499) 5
Hỗ trợ tâm lý học đường cho trẻ mầm non và tiểu học (PSYC 442) 3 Các học phần cho sinh viên không làm khóa luận tốt nghiệp 5
Hỗ trợ tâm lý học đường cho thanh thiếu niên (PSYC 443) 3 Tham vấn hôn nhân và gia đinh (PSYC 459) 3
Hỗ trợ tâm lý học đường cho trẻ bị lạm dụng (PSYC 448) 3 Tâm lý học đa văn hóa (PSYC 244) 2
Hỗ trợ tâm lý học đường cho trẻ em năng khiếu và phát triển sớm (PSYC 449) 3    
Hỗ trợ tâm lý học đường trong các trường dạy nghề, Cao đẳng và Đại học (PSYC 450) 3    
Can thiệp bắt nạt và bạo lực học đường (PSYC 460) 3    
Tổ chức dạy học (PSYC 464) 3    
Giáo dục gia đình (PSYC 473) 3    
Giáo dục đặc biệt & giáo dục hòa nhập trong trường phổ thông (PSYC 465) 3    
Tham vấn nhóm (PSYC 466) 3    
Tâm lý học khác biệt (PSYC 453) 2    

 

Mô tả Chương trình đào tạo

Muốn học tập tại

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC